Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp - Bảo hiểm Agribank (ABIC)

Bảo hiểm thân tàu biển

Bảo hiểm thân tàu biển bảo vệ cho những tổn thất về vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị hàng hải của tàu do những hiểm họa của biển/sông nước gây ra, hoặc do những tai nạn bất ngờ như đắm, cháy, mắc cạn, đâm va, nổ nồi hơi, gẫy trục cơ, …
Đối tượng bảo hiểm thân tàu bao gồm: vỏ tàu, máy tàu và các trang thiết bị hàng hải.

Bảo hiểm thân tàu sẽ nhận bảo hiểm tổn thất hay tổn hại của con tàu gây ra bởi:

·        Hiểm họa của biển, sông hồ hoặc các vùng nước có thể hành hải;

·        Cháy, nổ;

·        Vứt hàng xuống biển;

·        Cướp biển;

·        Động đất, núi lửa phun hay sét đánh;

·        Tai nạn trong khi bốc dỡ hoặc chuyển dịch hàng hoá hay nhiên liệu.

·        Nổ nồi hơi, gãy các trục hoặc khuyết tật ẩn tỳ trong máy móc hoặc thân tàu;

·        Bất cẩn của Thuyền trưởng, Sĩ quan, Thủy thủ hay Hoa tiêu;

·        Bất cẩn của người sửa chữa hay người thuê tàu với điều kiện họ không phải là người được bảo hiểm theo bảo hiểm này;

·        Va chạm với máy bay, máy bay trực thăng hay các vật tương tự, hoặc các vật rơi từ đó. với điều kiện tổn thất hay tổn hại ấy không do thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo hiểm, chủ tàu, người quản lý hoặc người giám sát hoặc sự quản lý của họ ở trên bờ.

·        Thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ hay hoa tiêu nếu có cổ phần trên tàu không được coi là chủ tàu theo nghĩa của điều khoản này.

·        Nguy cơ ô nhiễm

·        ¾ trách nhiệm đâm va

·       Tổn thất chung và cứu hộ.

Bảo hiểm cho những tổn thất về vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị hàng hải của tàu do những hiểm họa của biển nước gây ra, hoặc do những tai nạn bất ngờ như đắm, cháy, mắc cạn, đâm va, nổ nồi hơi, gẫy trục cơ, ….

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:

·        Tàu không đủ khả năng hoạt động hoặc hoạt động ngoài phạm vi hoạt động;

·        Hành động cố ý của người được bảo hiểm, đại lý, thừa hành;

·        Vi phạm lệnh cấm, vi phạm Luật giao thông đường thủy hoặc hoạt động kinh doanh trái phép;

·       Thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên không có bằng, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn theo quy định hoặc tai nạn xảy ra do những người này sử dụng rượu, bia, ma túy hoặc các chất kích thích tương tự khác gây ra;

·        Hao mòn cũ kỹ thông thường;

·        Nằm cạn, neo đậu cẩu thả, không canh trực;

Những chi phí bị loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

·        Chi phí do chậm trễ, thiệt hại kinh doanh;

·        Chi phí cạo hà, gõ rỉ, sơn lườn hoặc đáy tàu (trừ chi phí làm sạch bề mặt và sơn phần tôn thuộc trách nhiệm bảo hiểm);

·        Tiền cước vận chuyển hoặc tiền cho thuê tàu;

·        Lương và phụ cấp của thủy thủ đoàn trừ trường hợp tổn thất chung;

·        Công tác phí và chi phí liên quan đến việc thu thập hồ sơ bồi thường;

·        Chi phí sửa chữa, thay thế bộ phận vỏ tàu, máy móc, trục cơ hoặc nồi hơi bị tổn thất do khuyết tật ngầm gây ra;

·        Tiền mặt, các loại giấy tờ có giá, kim loại quý, đá quý, đồ vật giá trị quý hiếm, tác phẩm nghệ thuật, bộ sưu tập hoặc các tài sản không cần thiết cho một chuyến đi thông thường của tàu;

·        Chiến tranh hoặc những rủi ro tương tự;

·        Bị cướp, bị bắt giữ tàu;

·        Tàu được trưng dụng hoặc sử dụng vào mục đích quân sự;

·        Hành động phá hoại hoặc khủng bố có tính chất chính trị;

·        Bất cứ vụ nổ của các loại vũ khí hoặc chất nổ nào;

·        Rủi ro hạt nhân, nguyên tử.

-         Khi xảy ra sự cố, Người được bảo hiểm cần nhanh chóng:

·        Áp dụng mọi biện pháp cứu người và hạn chế tổn thất tài sản

·        Thông báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất

·        Thông báo cho ABIC hoặc đại diện của ABIC tại nơi gần nhất để tiến hành giám định và được hỗ trợ kịp thời

·        Thông báo giá cả và nơi sửa chữa tàu thủy cho ABIC

·        Thực hiện các thủ tục để bảo lưu quyền khiếu nại cho ABIC trong trường hợp tàu thủy được bảo hiểm bị tổn thất có liên quan tới bên thứ 3

·        Nếu thân tàu bảo hiểm theo điều kiện A thì phải có giám định mới được sửa chữa

·        Thực hiện các công việc khác có liên quan mà ABIC yêu cầu

-         Khi tổn thất xảy ra, NĐBH phải cung cấp cho ABIC các tài liệu sau:

·        Thư khiếu nại đòi bồi thường của NĐBH

·        Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm/ Đơn bảo hiểm

·        Kháng nghị hàng hải hoặc báo cáo sự cố có xác nhận của cơ quan quản

·        lý có thẩm quyền nơi tàu xảy ra sự cố hoặc cảng đến đầu tiên (trường hợp sự cố xảy ra khi tàu đang ở ngoài khơi);

·        Trích sao đầy đủ và chi tiết Nhật ký hàng hải, Nhật ký máy, Nhật ký vô tuyến điện, Thông báo thời tiết ...;

·        Sơ đồ vị trí xảy ra sự cố (đâm va, mắc cạn, va đá ngầm ...);

·        Báo cáo chi tiết về tổn thất của thuyền trưởng (tổn thất thuộc phần vỏ), máy trưởng (tổn thất thuộc phần máy);

·        Biên bản đối tịch có xác nhận của hai tàu nếu tàu đâm va với tàu khác, nội dung ghi rõ tên tàu đâm va, chủ tàu hoặc bên B, vị trí đâm va, tốc độ của hai tàu, sơ bộ tổn thất của mỗi tàu;

·        Các tài liệu và chứng từ khác được yêu cầu có liên quan đến vụ việc

-         Quy tắc bảo hiểm thân tàu đối với tàu hoạt động trên vùng biển và các vùng nước liên quan đến biển Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 828/2021/QĐ-ABIC-HH ngày 25/02/2021 của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp (ABIC)

-         Áp dụng một trong các điều khoản bảo hiểm tàu thủy ban hành kèm theo Quyết định số 1365/2017/QĐ-ABIC-HH ngày 04/05/2017 của Tổng Giám đốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có):

+        Điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu - ITC (Hulls) 1.11.1995 (CL 380)

+        Điều khoản bảo hiểm tổn thất toàn bộ thời hạn thân tàu – ITC Hulls Total Loss Only 1.11.1995 (CL 289)

+        Điều khoản bảo hiểm thân tàu chuyến – IVC (Hulls) 1.11.1995 (CL 285)

+        Điều khoản bảo hiểm chiến tranh và đình công thân tàu chuyến – IVC (Hulls) 1.11.1995 (CL 295)

Mua bảo hiểm
1900 9066