Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp - Bảo hiểm Agribank (ABIC)

Sản phẩm bảo hiểm thiệt hại cây lúa tại Đồng bằng sông Cửu long (Đề án 1 triệu hecta của Chính phủ)

Là sản phẩm bảo hiểm thiệt hại cây lúa gây ra bởi các rủi ro thiên tai, xâm nhập mặn, nhằm bảo vệ tối ưu mùa vụ canh tác lúa cho nông dân.
ABIC bảo hiểm cho cây lúa nước với thời gian của vụ lúa từ lúc gieo/trồng đến lúc thu hoạch xong, không quá 120 ngày
Bao gồm 4 nhóm rủi ro:
a) Rủi ro nhóm 1: Bão, Áp thấp nhiệt đới
b) Rủi ro nhóm 2: Mưa lớn, Lũ lụt, Sạt lở đất. 
c) Rủi ro nhóm 3: Hạn hán, Xâm nhập mặn.
d) Rủi ro nhóm 4: Mưa đá, Sương muối, Động đất, Sóng thần.

Khi xảy ra rủi ro bảo hiểm gây thiệt hại cho cây lúa, ABIC sẽ chi trả bồi thường theo tỷ lệ thiệt hại của diện tích lúa so với diện tích bảo hiểm và tỷ lệ bồi thường tương ứng.
1. Nguyên tắc bồi thường chung

Tỷ lệ diện tích thiệt hại(%)

Tỷ lệ bồi thường(%)

<20%

0%

20% =< ≈ < 40%

20%

40% =< ≈ < 50%

40%

50% =< ≈ < 70%

60%

70% =< ≈ < 80%

70%

>=80%

80%

-   Tỷ lệ diện tích lúa thiệt hại (%) = Diện tích lúa thiệt hại (ha)/Diện tích lúa được bảo hiểm (ha)
- Số tiền bảo hiểm quy ước = Diện tích canh tác thực tế của vụ có tổn thất * Số tiền bảo hiểm (1ha).
 Giới hạn bồi thường căn cứ tỷ lệ diện tích thiệt hại:
Số tiền bồi thường = Tỷ lệ diện tích thiệt hại (%) * Tỷ lệ bồi thường (%) 
* Số tiền bảo hiểm quy ước * (1 - Khấu trừ)
2. Giới hạn bồi thường căn cứ giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa.
- Giai đoạn phát triển (40 ngày kể từ ngày gieo/trồng): Giới hạn số tiền bồi thường cho 1 sự kiện bảo hiểm tối đa bằng 40% tổng số tiền bảo hiểm.
- Giai đoạn sinh trưởng (từ lúc xuất hiện bông đến lúc trổ bông): Giới hạn số tiền bồi thường cho 1 sự kiện bảo hiểm tối đa bằng 60% tổng số tiền bảo hiểm.
- Giai đoạn chín (từ lúc trổ hết bông đến lúc thu hoạch xong): Giới hạn số tiền bồi thường cho 1 sự kiện bảo hiểm tối đa bằng 80% số tiền bảo hiểm.
 Số ngày của từng giai đoạn quy định cụ thể trong Hơp đồng bảo hiểm.

ABIC sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường cho Người được bảo hiểm đối với diện tích cây lúa bị tổn thất, thiệt hại trong các trường hợp sau: 
1. Nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra ra bởi các rủi ro sau:
a. Tất cả các rủi ro không được liệt kê ở “Điều I. Mục 8”.
b. Chiến tranh, bức xạ hạt nhân và khủng bố.
c. Đình công, bạo loạn, bạo động
d. Ô nhiễm/nhiễm độc: được định nghĩa là sự có mặt, tồn tại hoặc phát thải của một chất hoặc vật liệu độc hại vào môi trường (đất, nước, không khí) cái mà gây hại hoặc đe dọa gây nguy hiểm đến sức khỏe, an toàn hoặc phúc lợi của con người, động vật hay cây trồng.
e. Núi lửa phun trào, va với thiên thạch. 
f. Vi phạm lệnh trừng phạt, luật, quy định của Liên Hợp Quốc hoặc Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh hoặc Hoa Kỳ
2.  Người được bảo hiểm cố ý gây ra tổn thất, thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm. 
3.  Người được bảo hiểm không tuân thủ các quy định, hướng dẫn canh tác và phòng chống thiên tai của Chi cục/Phòng/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.  
4.  Sự suy giảm chất lượng lúa như giá trị dinh dưỡng, nấm mốc hoặc mất mùi.


1. Hồ sơ cung cấp bởi Người được bảo hiểm 
a) Bản copy của đơn bảo hiểm. 
b) Bản copy của giấy chứng nhận bảo hiểm.
c) Thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thường.
d) Bản copy của CMND hoặc CCCD hoặc sổ hộ khẩu.
e) Các tài liệu khác liên quan đến quá trình giải quyết bồi thường được bên bảo hiểm yêu cầu theo quy định của pháp luật hiện hành.
f) Các giấy tờ khác (nếu cần)
Thời hạn cung cấp hồ sơ yêu cầu bồi thường theo quy tắc bảo hiểm này là 1 (một) năm kể từ ngày xảy ra sự kiện được Bảo hiểm trừ các trường hợp bất khả kháng.
2. Hồ sơ thu thập bởi ABIC:
a) Thông báo nguy cơ thiên tai bởi Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, báo đài, Phương tiện thông tin đại chúng.
b) Báo cáo giám định tổn thất với số liệu chi tiết về diện tích đất trồng (lúa), diện tích bị hư hại, tính toán, hình ảnh của khu vực bị hư hại

Triển khai thí điểm: Quý 4 năm 2024
Mua bảo hiểm
1900 9066